Cùng giáo viên vùng cao đi "bắt" học trò trước năm học mới

02/09/2022 23:56

Lai Châu - Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa khai trường các giáo viên vùng cao ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè lại phải vượt suối, băng rừng để "bắt" học trò... đến lớp.

Xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có khoảng hơn 850 hộ dân, gần 100% là đồng bào dân tộc La Hủ và hầu hết thuộc diện nghèo đói.
Xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có khoảng hơn 850 hộ dân, gần 100% là đồng bào dân tộc La Hủ và hầu hết thuộc diện nghèo đói.
Do quanh năm vất vả mưu sinh nên việc cho con, em đến lớp ít được quan tâm, trú trọng. Vì thế, sau mỗi kỳ nghỉ dài và đặc biệt là trước năm học mới, những giáo viên vùng cao nơi đây lại phải đi từng bản, đến từng nhà để vận động các gia đình cho con, em đến lớp.
Do quanh năm vất vả mưu sinh nên việc cho con, em đến lớp ít được quan tâm, chú trọng. Vì thế, sau mỗi kỳ nghỉ dài và đặc biệt là trước năm học mới, những giáo viên vùng cao nơi đây lại phải đi từng bản, đến từng nhà để vận động các gia đình cho con, em đến lớp.

Trước thềm năm học mới, những giáo viên vùng cao nơi đây phải mất nhiều ngày để theo chân các nhỏ đi từng bản, từng lán nương tìm học sinh theo danh sách để đưa về trường. Họ nói vui là mùa khai trường cũng là mùa đi “bắt” học trò...

Cô giáo Bùi Mình Khuyên - Giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ cho biết, khi vào các bản để gặp được 1 gia đình đang quây quần đông đủ bên mâm cơm thế này là rất khó vì hầu hết vào ban ngày người lớn đều đi nương, còn học trò thì đi chơi, thậm chí theo bố mẹ lên nương 2-3 ngày mới về
Cô giáo Bùi Mình Khuyên - Giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ cho biết, khi vào các bản để gặp được 1 gia đình đang quây quần đông đủ bên mâm cơm thế này là rất khó vì hầu hết vào ban ngày người lớn đều đi nương, còn học trò thì đi chơi, thậm chí theo bố mẹ lên nương 2-3 ngày mới về.
Do vậy, mỗi khi tìm được học sinh là các thầy cô phải cố gắng chở các em về trường hết, nếu không chỉ 1 lúc sau quay lại có thể các em lại đi chơi đâu, không tìm được.
Do vậy, mỗi khi tìm được học sinh là các thầy cô phải cố gắng chở các em về trường hết, nếu không chỉ 1 lúc sau quay lại có thể các em lại đi chơi đâu, không tìm được.
Thầy Nguyễn Thành Long – Phó hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ cho biết, năm học 2022-2023 nhà trường có trên 570 học sinh, với quy mô 29 lớp học. Do thiếu giáo viên nên nhiều thầy cô sẽ phải dạy tăng ca.
Hàng chục học sinh ở 1 bản đã được các thầy cô tìm thấy và "gom" lại để đợi tăng bo về trường.
Trước đó, trong năm học 2021 – 2022 toàn trường có gần 250 học sinh không được hỗ trợ nuôi ăn tại trường do có sự thay đổi về chế độ, chính sách. Do vậy nhà trường đã phải viết thư ngỏ kêu gọi xã hội hóa giáo dục để “xin” bữa ăn trưa cho các em.
Thầy Nguyễn Thành Long – Phó hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ cho biết, năm học 2021 – 2022 toàn trường có gần 250 học sinh không được hỗ trợ nuôi ăn tại trường do có sự thay đổi về chế độ, chính sách. Do vậy nhà trường đã phải viết thư ngỏ kêu gọi xã hội hóa giáo dục để “xin” bữa ăn cho các em.
Tuy nhiên, chỉ có một nhóm nhà hảo tâm nhận hỗ trợ cho 8 học sinh mồ côi và số tiền huy động để lo bữa ăn trưa cho các em được hơn 30 triệu đồng nên chỉ lo được 1 phần.
Tuy nhiên, chỉ có một nhóm nhà hảo tâm nhận hỗ trợ cho 8 học sinh mồ côi và số tiền huy động để lo bữa ăn cho các em được hơn 30 triệu đồng nên chỉ lo được 1 phần nhỏ.
Năm học 2022 - 2023 cũng vậy, vẫn còn đó hơn 250 em học sinh không được hỗ trợ bữa ăn trưa
Năm học 2022 - 2023 cũng vậy, vẫn còn đó hơn 250 em học sinh không được hỗ trợ nuôi ăn. Các thầy cô lại phải tìm đủ mọi cách để vận động các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm xin hỗ trợ bữa anh bán trú cho các em.
Mặc dù vẫn chưa “bắt” được hết học trò đem về trường, thế nhưng năm học mới đã bắt đầu. Những giáo viên vùng cao nơi đây lại phải bắt tay vào chuẩn bị cơ sở vật chất, lớp học.
Mặc dù vẫn chưa “bắt” được hết học trò đem về trường, thế nhưng năm học mới đã bắt đầu. Những giáo viên vùng cao nơi đây lại phải bắt tay vào chuẩn bị cơ sở vật chất, lớp học.
Sau đó lại tiếp tục đi tìm và “bắt” nốt những học trò còn thiếu...
Sau đó lại tiếp tục đi tìm và “bắt” nốt những học trò còn thiếu để đưa các em về lớp...

Văn Thành Chương